Tại Sao Dao Chặt Nhật Không Phổ Biến?

Nhật Bản nổi tiếng không chỉ vì văn hóa truyền thống và kiến trúc độc đáo mà còn là quê hương của những sản phẩm bếp độc đáo và chất lượng cao. Trong số đó, dao bếp Nhật đã thu hút sự chú ý toàn cầu với sự kết hợp tinh tế giữa nghệ thuật và chất lượng.

 

Chúng ta thường biết đến những dòng dao bếp nổi tiếng như dòng đa năng (Santoku, Gyuto…), dòng Sashimi (Sashimi, Yanagiba, Sujihiki…), dòng chuyên làm cá (Deba)…Nhưng có một điều đặc biệt là chúng ta rất ít nghe đến dòng dao chặt xương Nhật Bản, tại sao lại vậy? Hãy cùng HAMONO tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

 

 

Ảnh hưởng văn hóa ẩm thực truyền thống

Trước thế kỉ 16 người Nhật dường như chỉ ăn cá, nhưng sau đó vào giữa thời kỳ Edo (1603-1868), chế độ thức ăn của người Nhật đã trải qua một sự thay đổi lớn do yếu tố văn hóa, tôn giáo và chính trị.

 

Trong giai đoạn này, xã hội Nhật Bản đã trải qua quá trình giao lưu văn hóa với Trung Quốc và châu Á, ảnh hưởng đến khẩu vị và thực hành ẩm thực của họ. Sự thay đổi về văn hóa ẩm thực trong các giai đoạn cũng làm thay đổi hình thái dao bếp. Cũng giống như cá, người Nhật dường như khi chế biến thịt họ cũng sẽ lọc bỏ toàn bộ thịt riêng ra và vứt bỏ phần xương cứng.

 

Một số ít trường hợp vẫn sử dụng xương cho mục đích khác như nấu canh, điều này dẫn đến việc ít sự cần thiết cho việc sử dụng dao chặt trong việc chế biến các loại thực phẩm hàng ngày. Sự khan hiếm về nhu cầu đã làm cho các nhà sản xuất không mặn mà để chế tác ra các dòng dao chặt.

 

Dòng dao chặt đang bán tại HAMONO - xem chi tiết tại ĐÂY


Không cần thiết trong nhu cầu hằng ngày

Đến thời kỳ hiện đại, nhưng loại xương lớn thường được chế biến bằng máy và công nghệ hiện đại hơn là sử dụng dao chặt bằng tay. Như việc ăn thịt các loài động vật có xương nhỏ như gà, vịt…người Nhật cũng dường như chỉ ăn thịt hoặc một phần nhỏ xương đùi, cánh và chúng cũng được cắt đóng gói sẵn bày bán ở siêu thị.

 

Những xưởng chế biến gia súc gia cầm lớn thường ưa chuộng việc sử dụng máy móc để tăng năng suất chứ không sử dụng dao thủ công để chặt xương. Chính vì vậy dao chặt đến hiện nay chỉ có một số hãng sản xuất nhưng chỉ bán ra thị trường nước ngoài là chủ yếu.

 


Khó khăn trong việc sản xuất

Do nhu cầu ít nên mẫu mã và chủng loại của dao chặt Nhật Bản khá ít trên thị trường. Nhu cầu cho dao chặt Nhật Bản chủ yếu là thị trường nước ngoài. Việc sản xuất với số lượng ít nhưng yêu cầu máy móc và kỹ thuật cao một phần đẩy giá bán dao chặt Nhật Bản lên rất cao. Ngoài ra bản thân dao chặt cũng cần có khối lượng vật liệu lớn, đây cũng là một lý do góp phần làm cho dao Nhật trở nên đắt đỏ. Tuy chất lượng cao nhưng với giá bán đắt đỏ nên càng khó tiếp cận người sử dụng.

 


Kết luận

Nhìn chung, sự hiếm có của dòng dao chặt Nhật Bản chủ yếu do nhu cầu trong nước không có. Với những dòng xuất ra nước ngoài bản thân dao chặt có giá bán khá cao nên khó tiếp cận người tiêu dùng. Đó là những lý do chính làm cho dòng dao chặt Nhật Bản rất ít bán trên thị trường.

 

Tin cùng chuyên mục